Quản lý rừng

Quản lý rừng

Quản lý rừng là một trong số ứng dụng, đây cũng được xem là một giải pháp tối ưu nhất trong việc giám sát tài nguyên hiện nay. Nhà nước đã và đang áp dụng ngành khoa học công nghệ kết hợp hệ thống thông tin địa lý và ảnh viễn thám để theo dõi giám sát rừng.

Ảnh viễn thám phân loại độ che phủ của rừng

Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với quá trình hình thành và phát triển của loài người, có vai trò to lớn trong việc phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy sử dụng ứng dụng ảnh viễn thám vào việc sử dụng và khai thác rừng là phương án tối ưu nhất của Nhà Nước.

Giảm thiểu rủi ro

Để giảm thiểu rủi ro về nạn chặt phá rừng, một trong những giải pháp được áp dụng có hiệu quả tại nhiều nước trên thế giới hiện nay là ứng dụng hệ thống thông tin địa lý để theo dõi rừng.

Ảnh hàng không trong viễn thám sẽ phân loại độ che phủ của rừng, ảnh viễn thám phân tích những khu vực độ che phủ ít, quản lý những khu vực rừng đầu nguồn, để từ đó nhà nước có những chính sách hợp lý trong việc trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

quản lý rừng

Dịch vụ xử lý phân tích dữ liệu ảnh viễn thám

Sử dụng ảnh viễn thám vào việc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về diện tích, trữ lượng và chất lượng các loại rừng tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động về rừng giữa hai lần kiểm kê.

Quy trình xử lý ảnh thể hiện trong việc kiểm kê rừng, số liệu, bản đồ…

quản lý rừng

Ước tính sinh khối rừng

Ứng dụng ảnh viễn thám trong thực tế là việc ước tính sinh khối, nhằm hỗ trợ việc tính toán sinh khối rừng một cách nhanh chóng và kịp thời, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu tính toán trữ lượng sinh khối của thảm thực vật dựa trên ảnh viễn thám như Landsat, SPOT, AVHRR NOAA, ALOS,…

Có rất nhiều phương pháp ước tính sinh khối từ các ản vệ tinh thông qua các giá trị như hệ số bức xạ, hệ số phản xạ, chỉ số chuẩn hóa các thực vật khác nhau (The Normalized Difference Vegetation Index – NDVI), chỉ số diện tích bề mặt lá (Leaf Area Index – LAI), hệ s bức xạ của hoạt động quang hợp (The Fraction of Absorbed Photosynthetically Active Radiation – fAPAR).

Hình ảnh chụp từ trạm thu ảnh viễn thám đã góp phần làm rõ cơ sở lý thuyết từ các tính toán thực nghiệm trên ảnh, nhằm đề xuất giải pháp hiệu quả trong việc giám sát thảm phủ thực vật. Tuy nhiên, để tính được sinh khối tổng thể của rừng cần có những nghiên cứu tiếp tục trong việc tính thể tích rừng cũng như chiều cao cây tương ứng cho từng khu vực.

Ngoài ra, sự chưa phù hợp về con số trong việc ước tính diện tích rừng tạo ra từ ảnh vệ tinh và thống kê rừng truyền thống (do vấn đề xác định khu vực rừng) cũng cần được giải quyết từ dữ liệu bổ trợ bởi GIS.

quản lý rừng

Trên thực tế cảnh báo cháy rừng phải sử dụng ảnh chụp từ dữ liệu viễn thám

Sử dụng ảnh viễn thám trong bảo vệ rừng luôn thấy được tầm quạn trọng của ngành khoa học & công nghệ này, từ đó phân tích ảnh, đánh giá những bất thường trên diện rộng, để xác định được khu vực khô hạn, độ che phủ thấp… Cảnh báo cháy rừng.

Phân tích ưu điểm của ảnh vệ tinh

Dử dụng ngành công nghệ & khoa học thì các điểm được chọn để kiểm chứng sẽ là những vị trí được nhận biết trên ảnh, là nơi có biến động rừng, rừng tăng trưởng hoặc suy thoái tại thời điểm đi đánh giá. Công cụ dùng để đánh giá là bản đồ nền địa hình, bản đồ rừng, các lớp bản đồ tăng trưởng, suy thoái rừng – kết quả xử lý ảnh viễn thám và thiết bị định vị GPS.

Nguyên tắc xây dựng hệ thống thông tin giám sát biến động của rừng sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý của nhà nước về rừng.

Góp phần tích cực vào việc quản lý rừng, phát hiện sớm các hiện tượng suy thoái của rừng, làm cơ sở cho các cơ quan quản lý rừng nhanh chóng tìm ra nguyên nhân nhằm hạn chế, ngăn chặn tác hại của nó, góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống của con người một cách hiệu quả hơn.