Giải pháp telemedicine cho phi hành đoàn lên sao Hỏa là một trong những thách thức cơ bản của sứ mệnh sao Hỏa bảo đảm được hệ thống chăm sóc y tế tiên tiến cho ngành công nghiệp vũ trụ.
Y tế từ xa cho phi hành đoàn lên sao Hỏa
Một trong những lĩnh vực mà nhờ đó nền văn minh nhân loại phát triển chính là khám phá và khai thác những khu vực chưa từng được biết đến trên bản đồ tri thức.
Mục đích mà chúng ta đặt ra ở thế kỷ XX là đạt tới những thành tựu như đưa người vào không gian hay gửi phi hành đoàn đầu tiên lên Mặt trăng, đã hơn 40 năm trôi qua con người đã có những giải pháp trong y tế vượt bậc như: giải pháp telehealth, sử dụng bằng công nghệ AI có thể liên lạc từ Trái Đất lên sao Hỏa.
Sau nhiều sứ mệnh với sự tham gia của các xe tự hành và tàu quỹ đạo (tiếp cận thành công bề mặt sao Hỏa), dường như thách thức này trở thành bước tiến hợp lý tiếp theo trong khám phá vũ trụ.
Mặc dù có nhiều rào cản kỹ thuật, vật lý và tâm lý, các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau, từ nhiều quốc gia khác nhau luôn phát triển những khả năng để có thể đạt được thành tựu mang tính đột phá này.
Tuy nhiên, các chuyến thám hiểm ngoài quỹ đạo Trái đất là những thách thức lớn không chỉ liên quan đến phương diện kỹ thuật mà còn đến việc duy trì hệ thống chăm sóc y tế thích hợp cho phi hành đoàn.
NASA đảm bảo sức khỏe cho các phi hành đoàn
Những kinh nghiệm do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thu thập được trong những chuyến bay xung quanh Trái đất hay trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS đã giúp tạo ra hệ thống chăm sóc sức khỏe có khả năng bảo đảm an toàn trong căn cứ trên Mặt trăng tương lai.
Hệ thống y tế tiên tiến dần vượt ra tầm vũ trụ
Hệ thống này tập trung chủ yếu vào việc duy trì trợ giúp y tế ngay cả trong trường hợp phải khẩn cấp đưa phi hành gia bị bệnh quay trở lại Trái đất. Nếu như chương trình đưa người lên Mặt trăng Artemis do Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thành công, thì chắc chắn chúng ta sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch cho sứ mệnh có phi hành đoàn và chăm sóc y tế trong chuyến bay lên sao Hỏa.
Trong quá trình du hành lên sao Hỏa, việc quay về Trái đất chỉ khả thi trong 6 tháng đầu tiên của sứ mệnh. Sau thời gian đó, với vận tốc đạt được của con tàu, phi hành đoàn không còn khả năng đuổi kịp Trái đất đang di chuyển ra xa. Chính vì vậy, sứ mệnh đưa người lên sao Hỏa và ở lại đó đòi hỏi những giải pháp hoàn toàn mới.
Giải pháp chăm sóc bệnh tối ưu
Trong bối cảnh bị cách ly hoàn toàn và không còn khả năng đưa các thành viên mắc bệnh trở về Trái đất, hệ thống chăm sóc y tế trong sứ mệnh lên sao Hỏa không chỉ trợ giúp mà còn có khả năng đưa ra chẩn đoán và khởi động công việc chữa trị thích hợp.
Theo dõi từ xa là giải pháp y tế hiện đại công nghệ 4.0
Điều kiện môi trường trên sao Hỏa và trong quá trình du hành khác xa với những điều kiện trên Trái đất. Nhiệt độ xuống tới -100 độ C, áp suất khí quyển thấp, bầu khí quyển độc hại, trọng trường thấp hơn so với trọng trường Trái đất… không phải là tất cả những trở ngại gây nguy hiểm cho phi hành đoàn.
Thực tế trên sao Hỏa điều kiện khắc nghiệt
Do lớp khí quyển mỏng, thiếu từ trường trên sao Hỏa nên bức xạ vũ trụ trên hành tinh này trở nên vô cùng nguy hiểm. Phơi nhiễm bức xạ là điều không thể tránh khỏi, bởi các hạt di chuyển với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng dễ dàng đi xuyên qua vỏ tàu cũng như quần áo các phi hành gia. Ngoài ra, bức xạ vũ trụ và vi hấp dẫn có thể dẫn đến việc xuất hiện các biến thể bất lợi của vi sinh vật Trái đất.
Các triệu chứng có thể xuất hiện do sống trong các điều kiện bất lợi của môi trường là: Suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm xương cốt, suy yếu và teo cơ, giảm lượng hồng cầu, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, suy yếu phổi, rối loạn hệ thần kinh… và điều đáng chú ý nhất là sự biến đổi hệ vi sinh vật địa phương – tức là hệ vi sinh vật tồn tại trong hệ tiêu hóa và trên da con người.
Giải pháp cho phi hành gia có đồng hồ sinh học bị thay đổi
Hơn nữa, căng thẳng do bị cách ly, phải ăn các bữa ăn đơn điệu và mất ngủ có thể dẫn đến các vấn đề về giao tiếp giữa các thành viên phi hành đoàn, từ đó xuất hiện nguy cơ phạm sai lầm và làm sứ mệnh thất bại.
Trong quá trình lập kế hoạch cho hệ thống chăm sóc y tế, điều đặc biệt thiết thực là chọn lựa các phi hành gia phù hợp, bảo đảm giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xuất hiện các căn bệnh như hội chứng mạch vành cấp tính hay ung thư.
Yếu tố cần thiết tiếp theo là thực hiện theo dõi thường xuyên để phát hiện những vấn đề tiềm tàng chưa được phát hiện khi khám lâm sàng, đồng thời lập kế hoạch điều trị thích hợp. Sự phát triển của các giải pháp theo dõi từ xa đối với nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, huyết áp… sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc chăm sóc y tế cho các phi hành gia.
Tất nhiên, nhiều vấn đề liên quan đến trang bị hệ thống chăm sóc y tế sẽ không được giải thích rõ ràng. Ngoài ra, các chuyên gia cũng không biết các thiết bị dưới tác động của bức xạ vũ trụ sẽ hoạt động như thế nào.
Những tiện ích vượt tầm vũ trụ
Cũng cần lưu ý đến độ trễ của liên lạc giữa tàu vũ trụ và căn cứ trên Trái đất (dao động từ 7 – 40 phút) cùng khả năng mất liên lạc hoàn toàn trong chu kỳ 30 ngày do chuyển động của các hành tinh gây ra. Câu hỏi đặt ra là liệu sứ mệnh sao Hỏa có cần phi công kiêm bác sĩ lành nghề trong phi hành đoàn? Hoặc thậm chí là 2 bác sĩ?
Việc chọn lựa bác sĩ vào phi hành đoàn kéo theo rất nhiều khó khăn bởi bộ kỹ năng chăm sóc y tế trong vũ trụ không giống như trong trường hợp chuyên môn khác. Tuy nhiên, có vẻ cần thiết hơn cả là bác sĩ chuyên ngành y tế cấp cứu. Các căn bệnh mạn tính thì có thể được giải quyết sau khi tư vấn với nhóm bác sĩ làm việc tại căn cứ trên Trái đất.
Dù sao thì phi hành đoàn cũng phải có những kỹ năng y học tiên tiến, để có thể xử lý những vấn đề về sức khỏe nảy sinh trong những chuyến bay liên sao dài ngày. NASA đã huấn luyện các phi hành gia về thủ tục hồi sức cấp cứu và các can thiệp y tế khác (trong đó có khâu vết thương và tiêm) với sự hỗ trợ từ xa của các chuyên gia y tế trên mặt đất.
Tương lai của y học trong không gian
Tiến sĩ Matthieu Komorowski, chuyên gia gây mê thuộc Bệnh viện Charing Cross (London, Anh), cho biết nhìn vào cách các hoạt động y tế khẩn cấp được thực hiện ở các môi trường khắc nghiệt có thể giúp chúng ta xác định thiết bị y tế cần thiết nhất, yêu cầu cần có của người chịu trách nhiệm về y tế trên vũ trụ và thậm chí là các loại điều kiện chúng ta phải đương đầu.
Với một nhiệm vụ dài ngày trong vũ trụ, rủi ro có thể xảy ra với bất kỳ ai, ngay cả với những ứng viên khỏe mạnh nhất được lựa chọn làm phi hành gia. Bức xạ sẽ là một trong những vấn đề khó khăn nhất cần phải vượt qua.
“Những chấn thương bị mất máu cũng là vấn đề đáng lo ngại bởi nếu cần phải truyền máu thì không có ngân hàng máu nào trên sao Hỏa. Việc thiếu các sản phẩm máu cần thiết có thể dẫn đến việc truyền máu tươi – một thủ tục y tế thường được áp dụng trong quân đội. Trong trường hợp này, độ tương thích về máu có thể sẽ trở thành yếu tố chọn lựa quan trọng với các phi hành gia thực hiện nhiệm vụ trên sao Hỏa” – TS Komorowski phát biểu.
Chuyên gia này khẳng định với nhiệm vụ trên sao Hỏa, những kỹ năng y tế cơ bản cần được đào tạo cho cả phi hành đoàn.
Source: giaoducthoidai, zing.vn
Ngọc Hiền