Trước tình hình cơn bão Kompasu (bão số 08) được đánh giá là cơn bão mạnh khi đi vào biển Đông, Trung tâm Xử lý & Phân tích dữ liệu viễn thám (CSIA- Center for Satellite Image Analysis) và Trung tâm Công nghệ địa không gian (Vegastar Geospatial Center) đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan như E-Geos thu thập tư liệu viễn thám, thành lập bản đồ hiện trạng thiên tai ngập lụt khu vực Nghệ An và Hà Tĩnh.
Bão Kompasu (Bão số 8) là một cơn bão mạnh, di chuyển nhanh và hoàn lưu mây bão lớn, gió mạnh cấp 6 trở lên trải dài tới 500-600km và ảnh hưởng tới vùng ven biển và đất liền nước ta trong 24-48 giờ tới.
Từ đêm 13/10 đến 14/10/2021, bão Kompasu đã ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển và đất liền nước ta. Do ảnh hưởng của bão, vùng ven biển và có gió mạnh, hoàn lưu bão và không khí lạnh khả năng gây mưa lớn, kéo dài tại các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Tại khu vực tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã xảy ra mưa lớn, tổng lượng mưa từ 100-200mm/đợt, cục bộ có nơi trên 200mm; nhiều hồ chứa đã đầy nước, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi, ngập lụt tại vùng thấp trũng.
Tỉnh Nghệ An sạt lở taluy âm, taluy dương 28 vị trí (Quốc lộ 21 vị trí, Tỉnh lộ 7vị trí); 4 vị trí bị ngập 0,5m; 1 mố cầu bị sạt lở, lở 600m bờ sông Lam, 5,83ha lúa bị gãy đổ; 46,77ha hoa màu bị ngập; 5,95ha cá bị cuốn trôi…
Mưa lũ cũng khiến nhiều vùng thấp trũng của các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà, TX Kỳ Anh (khu vực tỉnh Hà Tĩnh) bị ngập từ 0,5-1 m. Tình trạng sạt lở bờ sông cũng đang diễn biến phức tạp tại huyện Cẩm Xuyên, Vũ Quang và Đức Thọ.
Ngày nay, công nghệ Viễn thám và GIS đã cung cấp các công cụ mạnh mẽ để thu thập dữ liệu, phân tích không gian và hiển thị đồ họa. Hiện tại, đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng GIS và viễn thám trong theo dõi cũng như xác định vùng bị ngập lụt.
Sản phẩm Bản đồ ngập lụt do ảnh hưởng của bão Kompasu (năm 2021) tại Nghệ An và Hà Tĩnh từ tư liệu viễn thám:
Bản đồ lũ lụt tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh do ảnh hưởng của con bão số 8 – T10-2021
Có thể thấy, dữ liệu viễn thám có thể được sử dụng hiệu quả trong việc phát hiện và lập bản đồ lũ lụt. Các kết quả trong nghiên cứu góp phần nâng cao sự hiểu biết về tác động của lũ lụt ở các vùng đất thấp trũng vùng đầm phá và các khu vực khác.
Phương pháp được trình bày ở đây là một cách tiếp cận đơn giản cho một vấn đề phức tạp, nhưng nó có thể giúp các nhà quy hoạch xác định các địa điểm để nghiên cứu về lũ lụt trong thời gian tới.
Việc sử dụng các tư liệu viễn thám có thể cung cấp những thông tin quan trọng về vị trí sạt lở đất, mang lại hiệu quả kinh tế cao và phòng tránh được những tác động tiềm tàng.
Các dữ liệu vệ tinh, mô hình số độ cao và dữ liệu lượng mưa được tích hợp với nhau; mô hình số độ cao sẽ cho biết độ dốc và hướng nước chảy, số liệu lượng mưa của các mùa cùng với các mô hình thuỷ văn sẽ tính được cụ thể cho các khu vực.
Kết hợp bản đồ sử dụng đất và mô hình thủy văn, thủy lực tràn lũ có thể đánh giá rủi ro và sử dụng các bản đồ kinh tế – xã hội để sao lưu và cập nhật, nâng cấp dữ liệu không gian của khu vực. Dữ liệu này giúp chính phủ có những chỉ đạo cứu trợ phù hợp cho những tổ chức và cá nhân cần thiết.
Nguồn: CSIA, E-Geos, VegaGeos
Trung tâm Công nghệ Địa không gian – Vegastar Geospatial Center
Ngoài ra, Trung tâm VegaGeos cung cấp dịch vụ ảnh viễn thám có độ phân giải cao ở các lĩnh vực như: an ninh – quốc phòng, nông – lâm nghiệp, tìm kiếm cứu nạn, quản lý tài nguyên môi trường, phát triển năng lượng, phát hiện biến đổi khí hậu và quản lý cơ sở hạ tầng. |