Mua máy bay chiến đấu đấu vốn rất tốn kém, và nếu cộng thêm chi phí vận hành trọn đời, nó sẽ trở thành một vấn đề lớn hơn rất nhiều cho các chính phủ sở hữu chúng, có thể lên tới 1,2 nghìn tỉ USD, theo High Sky Flying. Vậy, tại sao máy bay chiến đấu lại đắt đỏ đến thế?
Không giống như các loại máy bay khác, máy bay phản lực quân sự không được chế tạo chỉ để bay. Loại công nghệ tiên tiến cho phép máy bay chiến đấu bay và tạo ra nhiều hỏa lực cùng lúc không thể được sản xuất với chi phí thấp.
Thông thường, các nhà sản xuất máy bay có thể bù đắp chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm của họ thông qua dây chuyền sản xuất hàng loạt. Nhưng đối với máy bay chiến đấu, chỉ có các chính phủ mới có thể đặt mua các hệ thống vũ khí như vậy và họ thường làm đặt hàng với số lượng tương đối nhỏ.
Điều này gây ra khó khăn cho việc phân bổ chi phí thiết kế và sản xuất giữa một số đơn vị. Tuy nhiên, thiết kế và sản xuất chỉ là một phần nhỏ. Ngay cả sau khi các chính phủ này mua máy bay, họ vẫn phải mua nhiên liệu và bảo dưỡng chúng, và con số cho hạng mục này cũng không hề nhỏ.
Chi phí mua
Lý do chính khiến việc mua một chiếc máy bay chiến đấu sẽ tốn nhiều tiền là vì hầu hết chúng đều là sản phẩm của hàng thập kỷ nghiên cứu và những đột phá trong công nghệ hàng không.
Hệ thống điện tử hàng không, radar, tên lửa, động cơ đẩy và hệ thống khí động học mà ta thấy trên máy bay chiến đấu đều được áp dụng những công nghệ cực kỳ đắt tiền. Ngoài công nghệ thô, còn có rất nhiều yếu tố khác mà các nhà thiết kế máy bay chiến đấu phải xem xét.
Ví dụ, số lượng chi tiết liên quan đến việc duy trì khả năng tàng hình của nhiều máy bay chiến đấu là khá đáng kinh ngạc. Trong khi mang theo nhiều hỏa lực như vậy, trọng lượng của chúng cũng phải được giữ ở mức thấp nhất.
Về bản chất, giá của một đơn vị máy bay chiến đấu bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chi phí lao động thiết kế nó. Có rất nhiều mẫu cao cấp cũng sử dụng một loại vật liệu titan có giá hàng nghìn USD mỗi kg.
Tính kinh tế của sản xuất hàng loạt đôi khi cho phép 10 đơn vị và 20 đơn vị của cùng một sản phẩm có tổng chi phí như nhau. Thật không may, các quan chức chính phủ đôi khi không tính đến điều này khi đặt hàng, dẫn đến chi phí cao khi “mua lẻ” một vài chiếc máy bay.
Chi phí hoạt động
Chi phí mua cao ngất ngưởng, nhưng vận hành nó cũng không hề rẻ. Như đã đề cập ở trên, chi phí thiết kế và sản xuất máy bay chiến đấu mới chỉ là bước khởi đầu.
Cũng giống như các loại máy bay khác, chi phí vận hành và bảo dưỡng trong suốt thời gian phục vụ luôn cao hơn, ít nhất là gấp đôi so với chi phí mua ban đầu. Nhiên liệu và bảo trì là những yếu tố chính chiếm phần lớn trong chi phí vận hành của máy bay chiến đấu.
Phần lớn các máy bay chiến đấu ngày nay là thiết bị siêu thanh và những chuyến bay siêu thanh đòi hỏi một khoản tiền khổng lồ để cung cấp nhiên liệu.
Một chiếc F16 trung bình bay với tốc độ Mach 0,8 tiêu thụ khoảng 2410kg JP8 (Chất đẩy phản lực 8) mỗi giờ. JP8 được bán với giá rẻ nhất là hơn 1$ cho 1 lít nhiên liệu, tương đương khoảng 3000 USD mỗi giờ bay.
Bảo trì và bảo hiểm
Máy bay chiến đấu được chế tạo để tiếp nhận và giảm tải rất nhiều hỏa lực. Nếu muốn tiếp tục sử dụng trong một thời gian dài, chúng cần phải được bảo dưỡng thường xuyên. Phần còn lại của chi phí vận hành sẽ được hạch toán để bảo trì.
Không giống như máy bay thương mại, máy bay quân sự không được bảo hiểm. Mặc dù nhiều bộ phận của máy bay phản lực, đặc biệt là hệ thống điện tử hàng không, được cung cấp kèm theo bảo hành, nhưng toàn bộ máy bay không được bảo hiểm.
Từ góc độ kỹ thuật, thật khó để bỏ qua chi phí cao của mọi công nghệ dùng để chế tạo máy bay chiến đấu. Nhưng công nghệ không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến chi phí của máy bay chiến đấu.
Trong tất cả các yếu tố góp phần vào chi phí khổng lồ của máy bay chiến đấu, sự phức tạp của công nghệ được sử dụng và quy mô đơn đặt hàng là quan trọng nhất.
Nguồn: Laodong