Ứng dụng ảnh viễn thám xử lý ô nhiễm dầu trên biển. Dầu khí có giá trị to lớn trong nền kinh tế của các nước, vì vậy để khai thác dầu hợp lý các nước đang sử dụng công nghệ ảnh viễn thám để quản lý, giám sát những hoạt động trên vùng biển. Bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng phải đối mặt với các sự cố môi trường đặc biệt là ô nhiễm dầu trên biển.
Công nghệ viễn thám và giải pháp xử lý ô nhiễm tràn dầu
Để xử lý sự cố này, cần tiến hành phân tích tính chất của dầu ô nhiễm kết hợp với nhiều phương pháp như ảnh viễn thám, mô hình lan truyền dầu trên biển, kỹ thuật phân tích đánh dấu sinh học, so sánh mẫu dầu đối chứng…, để tính toán, truy tìm nguyên nhân của sự cổ tràn dấu.
Tính ưu việt của công nghệ ảnh viễn thám là khả năng bao quát rộng, thu nhận hình ảnh nhanh, đa thời gian và xác định tính chất của các đổi tượng trên mặt đất thông qua việc phân tích suy giải ảnh vệ tinh radar.
Để có thể phát hiện nguyên nhân tràn dầu và độ loang tỏa cần sử dụng các loại tư liệu viễn thám đa thời gian bao gồm ảnh vệ tinh radar và ảnh vệ tinh quang học.
Ảnh viễn thám radar có các tính chất:
- Sóng radar còn gọi là vi sóng (microwave), là một dải sóng của quang phổ điện từ, có bước sóng khác nhau trong khoảng 0.8 em – LO m với giải tấn sỗ khác nhau từ IS .000 -125.000 MHZ cho các kênh: Ku, Ka, X, c, s L, p.
- Độ phân giải: 7m, Ì Om, I2.5m…, 100 -300 m.
Sóng radar có thể truyến qua mọi điều kiện khí quyển như sương mù, mưa nhẹ, tuyết và khói, không bị ảnh hưởng ở điều kiện thời tiết Việt Nam nhiều mây, có khả năng xuyên qua mặt đất, thu thông tin vẽ các vật gần mặt đất, đo độ gổ ghế…
Do có bước sóng và tần sỗ khác nhau vì vậy ảnh vệ tinh radar rất nhạy cảm với môi trường nhám và nhẵn. Các vệt dầu loang trên biển được thể hiện là màu đen trên ảnh vệ tinh radar vì dầu cản sóng, làm cho bề mặt nhẵn hơn. Tuy phủ 50 – 500 kin), ALOS PALSAR (Phân giải 10 – 1000 m; Độ phủ 100 -350 km), RADARSAT (Phân giải lo -100 m; Độ phủ 100 – 350 km), và đã chụp các khu vực nhạy cảm trên biển như: các mỏ khai thác dầu, các điểm khoan thăm dò dầu khí và khu vực hoạt động của các tàu chở dấu.
Trong thời gian qua Trung tâm Viễn thám quốc gia (nay là Cục Viễn thám quốc gia) đã sử dụng ảnh vệ tinh radar kết hợp với công nghệ GIS để theo dõi, giám sát và xác định vị trí các vệt ô nhiễm dầu phục vụ việc xác định nguyên nhân gây ô nhiễm ven biển nước ta theo sơ đổ quy trình công nghệ tổng quát.
Ảnh viễn thám giúp đo đặc các thông số kết quả
Trung tâm Viễn thám Quốc gia đã thành lập nhóm nghiên cứu để tập trung thực hiện công tác chuyên môn, chuyên sâu về xử lý ảnh vệ tinh radar, nghiên cứu và giải quyết các vấn đế về công nghệ nảy sinh trong quá trình thi công. Nhóm nghiên cứu gôm có các cán bộ Trung tâm Viễn thám và một số cơ quan khác như Trung tâm Viễn thám và Geomatic.
– Viện Địa chất, Phòng Viễn thám
– Viện Vật lý và Điện tử thuộc Viện Khoa học công nghệ Việt Nam.
Kết quả đạt được từ vệ tinh ảnh viễn thám gồm có:
+ Bản đổ hiện trạng vị trí các vết ô nhiễm dầu từ IS – 5/2007.
+ Vị trí các vết ô nhiễm dầu, nguồn gây ô nhiễm dầu trên ảnh vệ tinh radar.
+ Bảng tổng hợp kết quả vị trí, diện tích các vết dầu loang, nguồn gây ô nhiễm dầu vùng biển Việt Nam từ 1/2007 đến 5/2007 (theo ảnh ENVISAT ASAR và ALOS PALSAR).
+ Các thông tin vẽ gió, dòng chảy, nhiệt độ thu thập được bằng phương pháp viễn thám vùng biển Việt Nam từ tháng IS – 5/2007
Trong điểu kiện hiện nay ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ ảnh viễn thám kết hợp với GIS phục vụ giám sát sự cố ô nhiễm dầu tràn luôn là một giải pháp hữu hiệu và khả thi. Tuy vậy, cần tham gia đào tạo, chuyển giao công nghệ mới, trao đổi dữ liệu viễn thám và chuyên đề với các tổ chức quốc tế của các nước có công nghệ viễn thám tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản, Italia, Nga… và liên hệ với Tổ chức Hàng không vũ trụ châu Âu (ESA); Tổ chức Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) nhằm đảm bảo được tiếp nhận rộng rãi các dữ liệu ảnh viễn thám phục vụ kịp thời nghiên cứu phát hiện nguyên nhân, vị trí và theo dõi diễn biến của sự cố tràn dầu ở biển nước ta.
Đồng thời tiếp tục nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác như chụp ảnh máy bay, phương pháp LIDAR và phương pháp phân tích mẫu dầu để xác định rõ đối tượng gây ô nhiễm và có căn cứ đòi bổi thường.
Tổng hợp/Ngọc Hiền