Giải pháp Telemedicine là giải pháp thực sự có hiệu quả nhất trong thời kỳ 4.0 hiện nay, ưu điểm của giải pháp này là đào tạo chuyên môn sâu cho bác sĩ, giảm thiểu chi phí đi lại cho người bệnh, giảm thiểu sự quá tải bệnh nhân ở các tuyến chính, nâng cao vai trò của đội ngũ bác sĩ chuyên ngành.
Khái niệm về thuật ngữ Telemedicine
Telemedicine là một thuật ngữ dùng để chỉ những giải khám chữa bệnh từ xa bao gồm: khám – điều trị và tư vấn các giải pháp.
Lịch sử phát triển của giải pháp telemedicine
Telemedicine bắt đầu xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 và trở nên phát triển với tốc độ nhanh chóng đặc biệt là trong những nǎm gần đây, ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Thụy Sĩ , Nhật Bản. Telemedicine là việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đưa các dịch vụ y tế, y học tới những người sử dụng ở xa một cách thuận lợi, nhanh chóng và có hiệu quả.
Thực hiện giải pháp mới trong y học Việt Nam
Quy trình thực hiện giải pháp Telemedicine là sự kết nối qua hệ thống máy phát, tổ chức các hội tuyển trực tuyến của telemedicine, cùng lúc nhiều bác sĩ ở các phòng khám liên minh trình bày các ca bệnh khó trước hội đồng tư vấn chuyên môn.
Từ đó những bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn cao cho ý kiến và hỗ trợ nhau trong chuỗi liên minh các phòng khám uy tín tại Việt Nam (telehealth Viet Nam). Qua những ca bệnh khó, các bác sĩ chia sẻ với nhau để rút ra nhiều kinh nghiệm hơn.
Bên cạnh đó thực hiện những ca mổ trực tuyến telemedicine ở một số hội thảo chuyên đề, qua đó chúng ta có thể khẳng định vai trò cũng như ứng dụng thành công của giải pháp telemedicine trong y học, điều trị từ xa, là một niềm hy vọng mới cho nền y học Việt Nam.
Một số giải pháp Telemedicine ở nước ngoài
Telemedicine và các mạng thông tin y tế tạo điều kiện cho các thày thuốc và các cơ quan y tế cùng chia sẻ các dữ liệu về người bệnh, tài chính, các số liệu lâm sàng trong khám chữa bệnh.
Ứơc tính nước Mỹ sẽ chi phí cho các mạng Telemedicine khoảng 2 tỷ đô-la vào nǎm 2001, chưa kể các chi phí cho thiết bị và phần mềm ứng dụng cho Telemedicine.
Telemedicine đã phát triển nhanh chóng tại các nước có nền y học tiên tiến, có cơ sở kinh tế và kỹ thuật cao, đặc biệt là về công nghệ thông tin và viễn thông. Có hai hướng phát triển chủ yếu của Telemedicine gồm:
Giải pháp telemedicne hướng đến phát triển hạ tầng mạng
Cơ sở y tế
Các dữ liệu y tế, y học gồm vǎn bản, âm thanh, hình ảnh,… được tổ chức xử lý và khai thác qua các mạng cục bộ (LAN – Local Area Network), mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network), Intranet và lnternet. Về đường truyền, có thể sử dung hệ thống điện thoại công cộng có tốc độ thấp, còn gọi là mạng POST (Plain Old Telephone System), ở đây thông tin tiếng nói được số hóa và chuyển mạch ở mạng chuyển mạch điện thoại công cộng PSTN (Public Swiched Telephone Network).
Kỹ thuật số
Đường thoại kỹ thuật số, cáp quang; Mạng truyền số liệu: bao gồm các mạng chuyển mạch gói để trao đổi số liệu giữa các máy tính dựa trên giao thức X.25 và hệ thống truyền số liệu chuyển mạch kênh dựa trên giao thức X.21.
Truyền hình số
Các tín hiệu truyền hình có thể được truyền theo ba cách: truyền bằng sóng vô tuyến, truyền qua hệ thống mạng truyền hình CATV (Community Antenna TV) bằng cáp đồng trục hoặc truyền qua vệ tinh, còn gọi là hệ thống truyền hình trực tiếp DBS (Direct Broadcast System).
Gần đây, người ta đã sử dụng mạng dịch vụ tích hợp kỹ thuật số (ISDLV – Illtergrated Services Digital Network) có tốc độ cao, hoặc ở một số nước tiên tiến còn có đường thuê bao kỹ thuật số cặp đôi không đối xứng (ADSL – Asymmetric Digital Subcriber Line) có tốc độ cao hơn ISDN tới 90 lần.
Chính nhờ hạ tầng mạng ổn định như vậy đã tạo điều kiện tốt nhất cho các thiết bị họp trực tuyến và đặc biệt là hội nghị truyền hình của Cisco tham gia vào Telemedicine. Từ đó cải thiện năng lực khám chữa bện cho các bệnh viện tuyến cơ sở.
Giải pháp telemedicne phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu
Nhằm xây dựng các hệ quản lý thông tin bệnh viện (HIS – Hospital Information System), các hệ thống lưu trữ, xử lý, khai thác cơ sở dữ liệu, âm thanh, hình ảnh để phục vụ việc chẩn đoán và điều trị, hội chẩn từ xa (Telediagnose), truyền hình ảnh động và các dữ liệu khác từ những thiết bị chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, X quang, CT scaner, cộng hưởng từ hạt nhân.
Nhiều nước đã xây dựng các mạng với hệ thống lưu trữ, xử lý và truyền ảnh động (PACS – Picture archiving and Communication System) hoặc mạng xử lý và truyền ảnh số hóa (DICOM – Digital Imaging and Communications in Medicine.
Giải pháp telehealth nhiều nhất ở các lĩnh vực X quang (Teleradiology), bệnh học (Telepathology), chẩn đoán hình ảnh (Telemedical Imaging) và khám chữa bệnh từ xa, chǎm sóc sức khỏe tại nhà cho các bệnh nhân mạn tính hoặc điều trị ngoại trú (Tele-home Health Care).
Tầm nhìn của giải pháp Telemedicine trong tương lai
Trong tương lai Telemedicine sẽ có thể phát triển nhanh chóng, cùng với sự phát triển cửa viễn thông. Công nghệ được cải tiến, đường truyền nhanh và an toàn hơn, giá thành sẽ giảm đáng kể, các thày thuốc sẽ ngày càng quen vớt Telemedicine và sử dụng nhiều dịch vụ này hơn.
Một trong những triển vọng phát triển Telemedicine nhanh chóng là ứng dụng công nghệ truyền không đồng bộ (ATM – Asynchronous Transfer mode), tạo khả nǎng đồng thời truyền âm thanh, dữ liệu và hình ảnh video với tốc độ cao.
Ngọc Hiền